Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2021
Hình ảnh
>>>Tại Việt Nam có rất nhiều những khu du lịch nổi tiếng. Lạng Sơn chính là một khu du lịch không thể nào không được nhắc đến. Nhắc đến Lạng Sơn người ta thường nghĩ ngay đến một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của tổ quốc nơi có những phiên chợ và đồ ăn ngon đã thu hút được vô số khách du lịch, bên cạnh đó thì danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng là một phần không thể thiếu khi đặt chân tới đây. Nhưng để ấn tượng nhất về Lạng Sơn thì không thể không kể đến những đặc sản đã làm nên tên tuổi như: rượu Mẫu Sơn, na Chi Lăng và măng ớt Lạng Sơn,.. Đây chính là những đặc sản ấn tượng cùng cách chế biến vô cùng cầu kỳ sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm bất ngờ khi được nếm thử. Về rượu Mẫu Sơn: được ủ từ hơn 30 loại cây rừng đều là những vị thuốc quý, khi sử dụng một thời gian dài có thể giúp nâng cao thể trạng. Rượu được nấu và phục vụ cho người dân vào những dịp lễ hội và cũng là một nét văn hoá không thể thiếu tại nơi đây. Na Chi Lăng: được trồng với một quy trìn
Hình ảnh
  Top 5 món ăn đặc sản Hải Dương nhất định phải thử một lần Nằm trong vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Hải Dương không chỉ oai hùng lịch sử cha anh mà còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hãy cùng đến Hải Dương, tắm mình trong những cảnh đẹp thiên được tạo hóa ban tặng. Hãy thưởng thức những đặc sản ngon nổi tiếng của Hải Dương như : Bánh đậu xanh, bánh gai Ninh Giang, bánh dày Gia Lộc, bánh đa gấc Kẻ Sặt, hay vải thiều Thanh Hà. Nếu bạn chưa biết rõ những món ăn  đặc sản Hải Dương  thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé! Câu chuyện về nguồn gốc đặc sản Hải Dương 1. Bánh đậu xanh Bánh đậu xanh  Hải Dương bắt đầu được nhiều người biết đến khoảng hơn 100 năm nay, gắn liền với câu chuyện về vị vua Bảo Đại thời Nguyễn. Theo người ta kể lại: Một lần, vua Bảo Đại đến thăm vùng đất Xứ Đông, người dân nơi đây đã dâng lên một loại bánh làm từ đỗ xanh, đường, mỡ. Vua ăn thấy rất ngon và lạ, khen bánh có hương vị rất nhẹ nhàng, ngọt, mịn và rất phù hợp khi uống t
Hình ảnh
  Bánh ngải cứu Lạng Sơn – Món ăn dân giã của người dân xứ Lạng Bánh ngải cứu Lạng Sơn  là một món ăn dân giã không thể thiếu của người dân xứ Lạng.  Khi nhắc đến Lạng Sơn chắc hẳn ai cũng đã quen thuộc với những món ăn đã làm nên tên tuổi của Lạng Sơn như: vịt quay, lạp xưởng,…nhưng không vì thế mà không thể không nhắc đến  bánh ngải cứu Lạng Sơn.  Một món ăn vô cùng bình dị nhưng khi thưởng thức sẽ đem lại những cảm nhận khó tả về nó. Bánh ngải được làm từ nguyên liệu chính đó là ngải cứu. Người Lạng Sơn đã rất thành công khi biến một loại cây mà có thể rất nhiều người không ăn được thành một món ăn vô cùng ngon đó chính là: Bánh ngải nhân vừng. Vào những dịp Tết Thanh Minh là lúc người dân làm bánh để cúng tổ tiên trong những ngày này. Màu xanh của bánh tượng trưng cho sự tươi mát, mới mẻ rất thích hợp với ngày tháng 3 âm lịch. Còn vào những ngày bình thường thì tại những phiên chợ bánh được bán với mức giá bình dân 5000đ/cái. Bánh ngải Lạng Sơn rất kén gạo, không phải loại gạo nào
Hình ảnh
  NEM CHUA YÊN MẠC – MÓN ĂN GỐC CUNG ĐÌNH Nem chua Yên Mạc là một đặc sản gắn liền với xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Nem Yên Mạc níu chân người Rượu bầu, thơ túi một đời tìm nhau Tương truyền vào thời nhà Nguyễn, ở làng Yên Mô Thượng (xã Yên Mạc), có cụ Phạm Thận Duật, giữ chức Thượng thư trong triều đình Huế. Con gái cụ là Phạm Thị Thư, theo cha vào kinh thành Huế. Cụ Duật rất thích uống rượu với món nem chua Huế nên cô Thư đã học hỏi các đầu bếp nổi tiếng của cung đình để làm món nem chua cho cha nhắm rượu. Các vị quan khách đến nhà cụ Phạm chơi đều được thết đãi món nem chua do chính tay con gái cụ làm. Ai cũng cho là còn ngon hơn cả nem chua trong mâm tiệc của triều đình. Khách ra về thường mua và được cụ Phạm biếu nem chua làm quà. Sau này, bà Thư về quê, truyền nghề làm nem chua cho ông Phạm Xủy là chắt cụ Phạm Thận Duật ở Yên Mạc. Ông Xủy mở quán nem chua ở phố cầu Bút (xã Yên Mạc), tiếng đồn nem chua ngon lan khắp tỉnh và những vùng xung quanh như Nga Sơn (Thanh Hóa
Hình ảnh
  Bánh đa Thổ Hà- Đậm đà vị quê Làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về hướng Bắc. Làng Thổ Hà rất nổi tiếng với nghề làm gốm, và sau đó là bánh đa được phát triển và mở rộng đến ngày nay. Làng Thổ Hà có đặc trưng ba mặt là sông như một hòn đảo, để đi ra khỏi làng bắt buộc phải đi đò. Ghé thăm làng Thổ Hà bạn sẽ được chiêm ngưỡng khắp con đường làng, mái nhà có nắng là có bánh đa. Cả làng phảng phất một mùi thơm của bột. Tản bộ xuống cuối làng bạn sẽ thấy hình ảnh người phụ nữ ngồi bên bếp than đôi tay thoăn thoắt trở bánh. Cái bánh đa nướng to bằng cái mẹt, vàng ươm, nóng hổi, giòn rụm. Để nói về nghề làm bánh đa, cái nghề cần lắm hai chữ “cẩn thận” mới thấy người Thổ Hà trân trọng cái nghề đến thế nào. Từ khâu chọn gạo, ngâm gạo, xay bột, tráng bánh, phơi bánh đến cắt bánh... đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, vội vàng trong bất cứ công đoạn nào đều có thể làm hỏng cả một dàn bánh. Cách di chuyển đến làng Thổ Hà Xuất phát từ Hà N