Top 5 món ăn đặc sản Hải Dương nhất định phải thử một lần


Nằm trong vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Hải Dương không chỉ oai hùng lịch sử cha anh mà còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hãy cùng đến Hải Dương, tắm mình trong những cảnh đẹp thiên được tạo hóa ban tặng. Hãy thưởng thức những đặc sản ngon nổi tiếng của Hải Dương như : Bánh đậu xanh, bánh gai Ninh Giang, bánh dày Gia Lộc, bánh đa gấc Kẻ Sặt, hay vải thiều Thanh Hà. Nếu bạn chưa biết rõ những món ăn đặc sản Hải Dương thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Câu chuyện về nguồn gốc đặc sản Hải Dương

1. Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh Hải Dương bắt đầu được nhiều người biết đến khoảng hơn 100 năm nay, gắn liền với câu chuyện về vị vua Bảo Đại thời Nguyễn. Theo người ta kể lại: Một lần, vua Bảo Đại đến thăm vùng đất Xứ Đông, người dân nơi đây đã dâng lên một loại bánh làm từ đỗ xanh, đường, mỡ. Vua ăn thấy rất ngon và lạ, khen bánh có hương vị rất nhẹ nhàng, ngọt, mịn và rất phù hợp khi uống trà. Vua Bảo Đại sau khi về cung đã ban sắc lệnh khen bánh Đậu xanh Hải Dương và cho in hình “Rồng Vàng”. Đó là biểu tượng thể hiện sự Uy quyền của Vua ở trên hộp bánh.

Từ đó bánh đậu xanh Hải Dương có tên mới là: “Bánh đậu xanh Rồng vàng Hải Dương”.Cho đến nay, cái tên đó vẫn là thương hiệu riêng biệt của Hải Dương để phân biệt với các loại bánh đậu xanh ở các tỉnh khác.

Bánh đậu xanh Hải Dương
Bánh đậu xanh Hải Dương

2. Bánh gai Ninh Giang

Lịch sử nguồn gốc của nghề làm bánh gai ở Ninh Giang có từ bao giờ thì đến nay cũng chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép. Chỉ thấy mọi người truyền tai nhau rằng :
Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân nghèo, vào một năm đói kém, mất mùa, thiếu ăn họ phải đi tìm các loại lá cây mọc tự nhiên để ăn. Họ đã tìm thấy một loại lá cây mang về nấu cơm ăn thấy dẻo, ngon. Hai vợ chồng bèn hái, thái phơi khô để dành, từ thổi cơm dần dần họ nghĩ ra cách lấy lá đó trộn với bột gạo nếp làm bánh. Ăn rất ngon và thơm, vừa để được lâu. Sau này các thế hệ con cháu cải tiến từ gói bánh bằng lá chuối tươi. Đến gói bằng lá chuối khô, rồi cho thêm đỗ xanh làm nhân bánh, dần dần trở thành bánh gai như hiện nay. Cho nên ở Ninh Giang người ta thường gọi bánh gai là bánh lá gai.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, bánh gai giờ trở thành món ăn đặc sản của Ninh Giang.
Bánh gai Ninh Giang
Bánh gai Ninh Giang

3. Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Bánh đa gấc Kẻ Sặt bắt nguồn từ thị trấn Kẻ Sặt và xã Tráng Liệt (Bình Giang). Ban đầu những người làm bánh đa ở đây chỉ sản xuất ra các loại bánh đa đường kính trắng rắc vừng. Trải qua nhiều lần thất bại trong quá trình tìm tòi, đến năm 1997, một số người dân ở đây đã nghĩ ra cách làm bánh đa gấc thơm ngon như ngày nay. Lúc cao điểm có đến 30 gia đình làm nhưng nay chỉ còn khoảng 5 hộ ở xã Tráng Liệt còn giữ nghề. Hiện bánh đa gấc không chỉ được cung cấp thị trường trong tỉnh mà còn đi các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Bánh đa gấc Kẻ Sặt

4. Bánh dày Gia Lộc

Khi được hỏi về nguồn gốc của chiếc bánh dày ở Gia Lộc, người dân ở đây đều không nói rằng cũng không biết cụ thể, chỉ biết rằng nó đã gắn bó với người dân Gia Lộc từ rất lâu rồi. Thứ bánh dân giã này đã trở thành một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng của thị trấn Gia Lộc. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương nơi đây. Họ quen gọi ngắn gọn là “bánh dày giò, xôi nén chả”. Chiếc bánh trắng mịn, chỉ mới đưa lên miệng đã cảm nhận được mùi vị béo ngậy của giò, thoang thoảng hương thơm của gạo nếp và lá chuối xanh.

Bánh dày Gia Lộc
Bánh dày Gia Lộc

5. Vải thiều Thanh Hà

Vải thiều Thanh Hà có nguồn gốc từ Phúc Kiến (Trung Quốc) sau đó được đưa về nhân giống trên toàn quốc. Nhưng điều đặc biệt để loại quả này trở thành đặc sản của vùng đất Thanh Hà – Hải Dương đó chính là chất lượng. Tuy được nhân giống trên toàn quốc nhưng chỉ có vải thiều ở Thanh Hà là có độ ngọt nhất, thanh mát nhất trong các giống vải thiều ở những vùng khác. Có lẽ đó, vào mùa hè khi nhắc đến vải thiều người ta người nghĩ ngay đến vùng đất Thanh Hà và được coi là đặc sản nơi đây.

Vải thiều Thanh Hà
Vải thiều Thanh Hà

Hương vị đặc trưng, riêng biệt của đặc sản Hải Dương

1. Bánh đậu xanh Hòa An

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bánh đậu xanh Hải Dương, nhưng có lẽ ai đã là từng ăn bánh đậu xanh Hòa An thì sẽ không thể ăn được bánh đậu xanh của thương hiệu khác.

Bánh đậu xanh Hòa An được làm từ bột đậu xanh, đường, dầu ăn và tinh dầu hoa bưởi. Các nguyên liệu này đều được chọn lọc cẩn thận và chế biến theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm công nghệ cao. Giúp đảm bảo giữ được hương vị nguyên chất của bánh. Bánh đậu thường được thưởng thức khi dùng với nước chè. Sẽ tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngọt, khiến cho người ăn có cảm giác thư thái.

Bánh đậu xanh Hòa An
Bánh đậu xanh Hòa An

2. Bánh gai Ninh Giang Bà Thanh Tới

Tại sao bánh gai Bà Thanh Tới lại có hương vị lôi cuốn lòng người hơn những loại bánh gai khác? Chắc bạn cũng muốn biết bí quyết về cách làm bánh của người dân nơi đây.

2.1 Nguyên liệu làm bánh

Muốn làm bánh ngon họ phải tỉ mỉ trong từng khâu làm bánh, đầu tiên là lựa chọn nguyên liệu làm bánh. Như các loại bánh gai khác bánh gai Ninh Giang cũng được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, lá gai, lá chuối khô, đỗ xanh, đường mật mía… Tuy nhiên để tạo ra hương vị đặc trưng của bánh gai Ninh Giang còn cần tới một số nguyên liệu khác như: bột sắn; dừa bánh tẻ; dầu thực vật; đường kính trắng; vừng; bí đao; hạt sen… Khi chọn nguyên liệu cần tới sự tỉ mỉ còn khi bắt tay vào làm bánh thì đó lại là một sự khéo léo và tinh tế của những nghệ nhân làm bánh.

2.2 Cách bước làm bánh

Đầu tiên ta phải làm vỏ bánh gai. Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp xay mị nhào đều cùng với bột sắn và bột lá gai. Khi làm bột lá gai tách bỏ cuống và sơ rồi đem luộc kĩ sau đó đem ra giã nhuyễn. Sau khi đã nhào kĩ ta tạo ra được hỗn hợp màu xanh thẫm rất đẹp mắt.

Còn với nhân bánh thì sao? Khi làm nhân trước tiên ta đun đỗ xanh bỏ vỏ thiệt nhừ sau đó xay nhuyễn trộn với dừa sợi mỏng, mỡ lợn, hạt sen cùng với bí đao băm mỏng. Cùng với đó ta trộn nhân với một lượng đường và dầu thực vật vừa đủ tạo vị ngọt thơm đậm đà cho bánh. Tiếp theo đó là gói bánh nhân bánh được bao một lớp vỏ màu xanh cuối cùng là chúng được khoác lên mình màu vàng của lá chuối đặc trưng. Cuối cùng là hấp bánh. Bánh được hấp cách thủy nên sẽ không bị nhão. Bánh không chỉ đẹp mắt mà còn rất ngon nữa. Bánh gai Ninh Giang được làm như thế đó!

 

Bánh gai Ninh Giang Bà Thanh Tới
Bánh gai Ninh Giang Bà Thanh Tới

3. Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Bánh đa gấc Kẻ Sặt ngoài nguyên liệu chính là gạo tẻ còn được làm từ quả gấc chín. Để làm được những chiếc bánh đa thành phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn. Do đó, người làm bánh đa gấc thường phải thức dậy và bắt đầu công việc từ 2 giờ sáng.

3.1 Nguyên liệu

Yếu tố quyết định đầu tiên là tỷ lệ gạo, gấc, đường phải cân đối, hợp lý. Đây là “bí kíp” gia truyền của mỗi hộ sản xuất. Nó quyết định tới độ giòn, xốp, độ ngọt vừa của chiếc bánh. Cùng với các nguyên liệu như vừng, dừa, lạc. Vị bùi, béo ngậy của gạo, ngọt mát của gấc hòa quyện sẽ tạo nên hương vị khó quên của món quà quê này, khiến ai đi xa cũng nhớ. Trong tất cả các khâu, việc xay bột có vị trí rất quan trọng. Bột xay phải mịn để chiếc bánh có độ dẻo, dai.

3.2 Quy trình làm bánh

Tiếp đến công đoạn tráng bánh, chiếc bánh phải chín tới. Nếu bánh chưa chín, khi đưa ra phơi bánh sẽ dễ bị nứt, vỡ. Đặc biệt, bánh đa gấc ngon nhất khi được phơi khô từ 2 – 3 nắng to. Những người làm nghề thường phải nghe ngóng thời tiết từ nhiều ngày trước.

Mỗi mẻ bánh khi phơi, người làm bánh phải trở đi trở lại 2 – 3 lần, bánh mới khô kỹ. Sau đó, bánh được cho lên bếp nướng. Lúc này người nướng bánh cần cảm nhận tinh tế độ chín của bánh bằng mắt, bằng tay. Thậm chí bằng tai khi nghe những âm thanh lép bép do bánh đa chín nở. Điểm đặc biệt là khi chiếc bánh vừa chín tới vẫn có độ mềm, dẻo. Do vậy rất dễ cho việc cuốn tròn chiếc bánh, cắt ra thành từng khoanh nhỏ để đóng túi.
Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Bánh đa gấc Kẻ Sặt

4. Bánh dày Gia Lộc

Làm bánh dày có ít công đoạn nhưng đòi hỏi tay nghề phải cao. Gạo làm bánh dày phải là gạo nếp cái hoa vàng thì mới bảo đảm được độ dẻo, mềm, thơm ngon của bánh. Gạo vo và đãi sạch đến khi nước trong veo thì ngâm trong nước mưa hoặc nước sạch 6 tiếng vào mùa hè, 8-10 tiếng vào mùa đông. Nếu ngâm quá lâu, gạo sẽ bị chua. Sau đó để gạo róc nước và nấu cách thủy từ 50-60 phút. Người làm bánh phải có kinh nghiệm khi sử dụng lượng nước ở nồi đáy cho phù hợp với số lượng gạo. Đây cũng là yếu tố quyết định đến việc có thể làm thành bánh dày hay không. Cơm nếp sẽ bị khô, sượng hoặc cháy nếu đổ ít nước và bị nhão nếu nhiều nước. Công đoạn tiếp theo là giã bánh.

Trước đây, bánh được giã thủ công và tốn rất nhiều sức. Những gia đình làm nghề này phải thức dậy từ 3 giờ sáng để nấu cơm nếp, giã và vắt bánh. Ngày nay, tuy đã có máy xay nhưng cơm nếp xay xong vẫn được giã lại bằng chày để bảo đảm độ dẻo và dính của bánh. Cơm nếp phải được giã nhuyễn đến khi không còn nổi những mụn nhỏ li ti. Lá chuối rửa sạch, lau khô dùng để đựng bánh. Trước khi vắt bánh, nên thoa dầu ăn vào tay để không bị dính. Với 1 kg gạo nếp sẽ làm được 1,3 kg bánh dày.

Bánh dày giò Gia Lộc
Bánh dày giò Gia Lộc

5. Vải thiều sấy khô Thanh Hà

Một trong những hoa quả nổi tiếng ở Hải Dương phải kể đến vải thiều Thanh Hà. Đây là vùng đất màu mỡ, thích hợp cho cây trồng vải phát triển và có được hương vị riêng biệt so với vải thiều của các vùng khác. Nhưng vải thiều chỉ thu hoạch vào cuối tháng 5 – đầu tháng 5 mùa hè. Vậy nên thứ quả ngon này đã được người dân Thanh Hà đem sấy khô để bảo quản được lâu hơn.

Vải thiều khi được sấy khô vẫn giữ được vị ngọt vốn có của nó. Thêm chút dai dai, giòn giòn. Là thứ quà ăn vặt rất được ưa thích của những đứa trẻ con vì khác lạ của nó.

Vải thiều sấy khô Thanh Hà
Vải thiều sấy khô Thanh Hà

Trên đây là những món ăn đặc sản Hải Dương nhất định bạn phải thử một lần. Đừng bỏ lỡ bất kỳ món ngon nào trên đây nhá!

Hãy truy cập Group Đặc sản Bắc Bộ để tham khảo thêm những thông tin bổ ích về món ăn đặc sản từ các vùng miền khác nhé!

⏩⏩ Đặc sản Bắc Bộ

📍 Địa chỉ: số nhà 25, ngõ 189 Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

💻Website: https://dacsanbacbo.com/

☎ Hotline: 0373769444

Facebook: https://www.facebook.com/dacsanbacbo



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này